Lá lốt là loại rau vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Loại rau này được dùng phổ biến trong các bữa ăn bởi lá lốt có vị thơm đặc trưng góp phần kích thích khẩu vị, giúp món ăn hấp dẫn hơn, thơm hơn, ngon hơn.
Tuy nhiên, lá lốt còn có rất nhiều công dụng dùng để chữa bệnh mà không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu tất tần tật về công dụng cũng như các món ăn bổ dưỡng có thể chế biến từ loại nguyên liệu này qua bài viết dưới đây của Thuvienmuasam.com 1 nhé!
Đặc điểm của cây lá lốt
Lá lốt990×379 205 KB
Tên khoa học của cây lá lốt là Piper lolot C.DC, thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae). Thân cây mọc bò có chiều dài từ 20 đến 40cm. Lá có hình tim, nhẵn, rộng, mặt bóng, mép uốn lượn, mọc so le. Gân lá chằng chịt phủ sóng theo hình mạng lưới, đầu lá thuôn nhẹ. Hoa lá lốt thường mọc đơn độc từng bông ở kẽ lá, quả mọng thường chỉ chứa một hạt.
Tất cả các bộ phận của cây lá lốt từ lá đến thân, rễ được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Riêng với lá lốt thì đây là một loại rau ăn thường xuyên có mặt trong các bữa ăn gia đình Việt Nam.
Lá lốt rất dễ trồng, lại sống dai, hay mọc dại ở những nơi có đất ẩm ướt. Trong y học hiện đại, lá lốt được ứng dụng rất nhiều trong giảm đau, chống viêm và kháng khuẩn.
Khám phá công dụng chữa bệnh đa dạng của cây lá lốt
Trong đông y, lá lốt là loài cây mang tính ấm, hơi cay và vị nồng. Công dụng nổi bật thường được kể đến là: trừ lạnh (tán hàn), làm ấm bụng (ôn trung), giảm đau (chỉ thống), đưa khí đi xuống (hạ khí), mũi chảy nước thối tanh kéo dài (tỵ uyên), đau lưng đau chân (yêu cước thống), đầy hơi, khó tiêu, trị nôn mửa,… Trong dân gian, một vài vị thuốc thường được kết hợp hiệu quả với lá lốt là lá xương sông, rễ bưởi bung, rễ cỏ xước.
Những bài thuốc chữa bệnh nổi tiếng của lá lốt gồm:
1. Chữa các bệnh về xương khớp hiệu quả
Lá lốt dùng ngâm chân tay hoặc sắc lấy nước uống để chữa các chứng đau nhức xương khớp là bài thuốc vô cùng hiệu quả đã được ứng dụng trong dân gian từ hàng trăm năm nay. Bạn có thể phơi, sấy khô hoặc dùng tươi (lưu ý chỉ nên ăn từ 50 đến 100g cho mỗi người mỗi ngày). Thời gian gần đây, nhiều người còn dùng lá lốt hàng ngày để chữa bệnh gút.
Hoặc khi trời lạnh, dùng 5 – 10g lá lốt phơi khô (15 – 30g lá tươi), sắc 2 bát nước đến khi còn ½ bát, uống trong ngày sau bữa ăn tối. Cứ mỗi liệu trình như thế điều trị trong 10 ngày. Bạn cũng có thể dùng lá lốt cùng rễ các cây bưởi bung, cỏ xước, vòi voi, (mỗi vị 30g), tất cả đều thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước cho còn 200ml rồi chia 3 lần uống trong ngày, cứ thế uống liên tục trong 7 ngày.
Lá lốt1200×628 219 KB
2. Chữa viêm xoang, nước mũi đặc
Lá lốt 1 nắm rửa sạch với nước muối pha loãng. Vò cho nát rồi nhét vào mũi, làm đều đặn mỗi ngày từ 1 – 2 lần. Nếu chăm chỉ làm đều hàng ngày sẽ có thể đẩy lùi chứng viêm xoang, nước mũi sẽ nhanh chóng giảm bớt.
3. Trị chứng ra nhiều mồ hôi tay, chân
30g lá lốt tươi đem rửa sạch, để ráo rồi đun sôi với 1 lít trong khoảng 3 phút. Đến khi sôi cho thêm ít muối, để ấm vừa phải rồi ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ. Nên thực hiện với tần suất liên tục trong 5 – 7 ngày.
Hoặc dùng 30g lá lốt tươi đem thái nhỏ, sao vàng. Mỗi ngày sắc than hồng lá lốt đã sao khô với 3 bát nước sao cho còn 1 bát rồi chia 2 lần để uống trong ngày. Mỗi một liệu trình uống liền trong 7 ngày. Hết 1 liệu trình, ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa.
4. Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay
Tổ đỉa là một bệnh viêm da mức độ nặng ở người. Trong dân gian, bài thuốc trị tổ đỉa bằng lá lốt được lưu truyền cực kỳ hiệu quả. Dùng 30g lá lốt tươi đem rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy 1 bát nước uống hết trong ngày. Sau khi vắt, bạn dùng bả cho vào nồi rồi đun với 3 bát nước khoảng 5 phút đến khi sôi thì vớt bã để riêng. Dùng nước này để rửa nơi có tổ đỉa, sau khi lau khô lấy bã đắp lên, băng lại. Mỗi ngày làm 1-2 lần, liên tục như thế trong 5-7 ngày.
5. Chữa viêm nhiễm âm đạo, ngứa và ra nhiều khí hư
Cho bài thuốc gồm lá lốt 50g, nghệ 40g, 20g phèn chua vào nồi rồi đổ nước ngập 2 đốt ngón tay. Đun trên lửa nhỏ 10 – 15 phút rồi lấy 1 phần nước sắc pha ấm để rửa âm đạo. Phần còn lại đun sôi thêm để xông hơi vào âm đạo sẽ rất hiệu quả.
Cây lá lốt có giá bao nhiêu?
Bạn có thể tham khảo giá lá lốt như sau:
Giá lá lốt tươi: 25 -30 nghìn đồng/kg
Giá lá lốt khô: 100 – 110 nghìn đồng/kg
Mua cây lá lốt ở đâu?
Lá lốt là một loại rau thông dụng được trồng khắp các vùng tại nước ta. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng tìm mua lá lốt tại các quầy rau ở chợ, siêu thị hay các shop rau củ quả.
Với lá lốt khô, bạn có thể tìm mua sản phẩm này ở các tiệm thuốc đông y, thuốc bắc.
Những món ăn được chế biến từ cây lá lốt chuẩn vị nhất
1. Bò cuốn lá lốt
Đây là một món ăn vô cùng phổ biến tại nước ta. Bò cuốn lá lốt thường được ăn kèm rau sống, dứa, bún, bánh tráng vừa ngon lại vừa bổ dưỡng.
Nguyên liệu
500g thịt bò băm
100g thịt bò nạc (hơi nhiều mỡ) băm
100g thịt heo nạc
1 bó rau lá lốt
Các loại gia vị như muối, đường, bột ngọt, dầu ăn, nước tương, tỏi băm, sả băm, ngũ vị hương (tùy theo khẩu vị).
Các bước thực hiện:
Bước 1: Trộn đều thịt bò, thịt heo với gia vị. Lá lốt rửa sạch, ngắt rời từng lá bao gồm cả cuống lá, để ráo nước và hơi héo để cuộn với thịt dễ hơn.
Bước 2: Trải lá lốt ra mặt phẳng, cho 1 lượng vừa đủ thịt lên mặt trái của lá. Gập 2 mép lá và cuộn lại cho đều, dùng cuống lá ghim vào cuộn thịt để giữ cố định.
Bước 3: Bạn có thể chế biến ngay sau khi cuộc xong hoặc cho vào hộp giữ trong tủ lạnh khi nào dùng thì lấy ra. Khi nướng hay áp chảo bạn nên phết 1 lớp dầu ăn lên để cuộn bò không bị khô cháy.
2. Chả lá lốt gan heo
Chả lá lốt gan heo đây là một món ăn khá độc đáo, lạ miệng. Bạn có thể thử làm vào những ngày cuối tuần để thay đổi khẩu vị cho gia đình theo công thức dưới đây:
Nguyên liệu
200g gan heo hoặc gan bò
1 bó rau lá lốt
1 lọn bún tàu
1 nắm đậu phộng rang
Gia vị các loại
Nấm mèo
Hành khô
Các bước thực hiện:
Bước 1: Lá lốt nhặt từng lá, rửa sạch, lựa riêng những lá to còn nguyên vẹn ra riêng.
Bước 2: Thái sợi phần lá nhỏ. Gan rửa sạch với nước muối, băm nhuyễn. Hành khô băm nhuyễn. Đem ngâm bún tàu, nấm mèo vào nước cho nở rồi cắt vụn.
Bước 3: Trộn gan, nấm mèo, củ hành khô, lá lốt cắt nhuyễn với nhau, nêm thêm gia vị các loại cho vừa ăn.
Bước 4: Trải lá lốt lớn ra thớt, nhớ để mặt trái lên trên để khi cuộn lớp vỏ ngoài có màu xanh đẹp mắt. Múc 1 muỗng hỗn hợp nhân đã trộn cho vào giữa… cuộn lại cho thật tròn và chắc tay.
Bước 5: Nướng phần chả trên than hồng hoặc chiên vàng rồi dùng khi nóng. Có thể ăn kèm chả này với bánh hỏi hoặc chỉ cần ăn với cơm trắng đều ngon.
3. Bún lươn lá lốt
Những món ăn liên quan đến lươn như cháo lươn, miến lươn đã trở thành món ăn đặc sản nổi tiếng ở Xứ Nghệ. Trong đó, món bún lươn lá lốt cũng là một trong những lựa chọn không nên bỏ qua khi thưởng thức món lươn.
Nguyên liệu
500g thịt lươn
500g bún tươi
Đậu phộng rang
Tỏi băm, sả băm
Bột cà ri
Gia vị nêm các loại
1 muỗng canh sả băm
Các bước thực hiện
Bước 1: Lươn sơ chế, rửa sạch, lóc bỏ xương. Có thể băm nhuyễn hay xay nhuyễn rồi ướp cùng với tất cả gia vị cho vừa ăn. Trộn đều để 20 phút cho thịt thấm.
Bước 2: Trải lá lốt lên dĩa, lưu ý để mặt gân phía trên. Cho một lượng thịt lươn vừa đủ vào cuộn tròn lại ghim cuốn lại cho chắc.
Bước 3: Bắt chảo lên bếp, cho chút dầu đến khi hơi nóng thì cho các cuộn thịt vào chiên với lửa hơi thấp. Khi chiên nhớ trở cho thịt chín đều để lá lốt có màu xanh đẹp.
Bước 4: Cho bún tươi ra dĩa, xếp lươn nướng lá lốt lên rồi rắc đậu phộng giã nhỏ và mỡ hành. Trang trí bằng các loại rau xà lách, đồ chua cùng các loại rau thơm rồi thưởng thức.
Ngoài 3 món ăn nổi bật trên thì rất nhiều món ăn bổ dưỡng khác có thể chế biến từ lá lốt như bò xào lá lốt, canh chua lá lốt, nấm mối nướng lá lốt, hến xào lá lốt, chả ốc lá lốt,… Bạn có thể tham khảo thêm để đa dạng thực đơn cho cả gia đình.
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có thêm được những thông tin bổ ích về rau lá lốt. Đây là một loại rau cũng như thảo dược vô cùng bổ dưỡng, vì thế hãy thường xuyên bổ sung nó vào những bữa ăn dinh dưỡng cho cả gia đình nhé!
Xem thêm: