Hớn hở về nhà chồng ăn giỗ, ai ngờ bị cả nhà chồng cho ngồi riêng 1 mâm

Hớn hở lần đầu cùng chồng về quê ăn giỗ, chẳng ngờ tôi bị cả họ nhà anh xúm vào chì chiết vì lý do vụn vặt.

 Hớn hở lần đầu cùng chồng về quê ăn giỗ, chẳng ngờ tôi bị cả họ nhà anh xúm vào chì chiết vì lý do vụn vặt.

Bố mẹ chồng tôi quê gốc ở nông thôn, thuộc diện thoát ly đi học tập rồi ở lại thủ đô lập nghiệp.

Tôi con nhà gia đình khá giả, cũng được giáo dục đàng hoàng, tử tế. Có học thức, tư tưởng hiện đại nên 30 tuổi tôi mới lên xe hoa về nhà chồng.

Mẹ chồng tâm lý, thương con. Tôi chẳng phải đắn đo, suy nghĩ nhiều về chuyện “sống chung với mẹ chồng”.

Thế nhưng, các bác chồng tôi ở quê có vẻ khá khó tính, hay xét nét cháu dâu.

Trước khi kết hôn, tôi được chồng đưa về ra mắt, chào hỏi họ hàng. Để không bị mất mặt, tôi cẩn thận mua sắm, đóng gói quà cáp chu đáo cho từng nhà. Nhà nào có trẻ con, chắc chắn tôi sẽ mua vài gói kẹo, bim bim thêm vào.

Những tưởng mình sẽ được chào đón vui vẻ, ai dè, sau buổi chào hỏi đó tôi bỗng mang tiếng là kẻ hỗn xược.

Hôm đó, trải qua quãng đường dài mới về đến quê, tôi bị say xe, tinh thần không được tỉnh táo. Chồng phải đưa tôi vào quán nước ngồi nghỉ ngơi 1 tiếng mới bắt xe ôm vào làng.

Chồng tôi hăm hở dẫn vợ thăm bác ruột đầu tiên. Do tôi còn mệt, chỉ chào bác lí nhí trong miệng rồi ra giếng rửa tay chân, mặt mũi.

Bất ngờ tôi nghe tiếng bác nói to, tưởng như cố ý để tôi nghe thấy, trách tôi gặp người lớn tuổi không chào hỏi.

Bà bác nặng lời, bảo cháu trai lấy loại không biết phép tắc như tôi, chỉ có mất mặt, mang tiếng. Bữa cơm trưa tôi không ăn được nhiều, chỉ gắp chút thức ăn lấy lệ thì bác trách tôi chê đồ ăn nhà quê bẩn, không đáng để đụng đũa.

Thấy mặt tôi tím bầm, chồng vội xin phép, đưa vợ đi chào hỏi các gia đình khác. Đám cưới tôi, họ hàng nhà anh đi 2 xe ô tô 30 chỗ từ quê ra tham dự.

Khi tiệc cưới tàn, một chị phụ nữ trong đoàn đó mang tập túi nilon ra thu dọn, đổ toàn bộ đồ ăn thừa trên đĩa vào túi. Ngay cả 3 mâm, tôi tính để cho bạn bè đến muộn, chị ta cũng định gói hết.

Thấy vậy, tôi chạy ra ngăn lại, bảo: “Chị ơi, mâm này em vẫn chờ khách”. Nghe tôi nói chưa hết hết câu, chị đó hậm hực bỏ đi, buông lời nói khó nghe: “Có mấy cái đồ ế cũng tiếc”.

Sau khi khách khứa ra về, tôi kể với bố mẹ chồng vì sợ các bác dưới quê hiểu lầm. Bố mẹ chồng tôi trấn an, nói tôi đừng lo lắng.

Hai tháng sau, quê chồng tôi có lễ giỗ tổ của dòng họ. Đây là lần đầu về quê trong vai trò con dâu, cháu dâu, tôi háo hức vô cùng.

Sáng tôi cố gắng dậy sớm, tất bật cùng mẹ chồng chuẩn bị hoa quả, bánh kẹo mang về góp giỗ.

Xe ô tô vừa về đến cổng nhà thờ họ, các thím dâu tíu tít ra đỡ giúp đồ. Ai cũng vồn vã hỏi bố mẹ chồng tôi đi đường có mệt không…

Nhưng thấy mặt tôi, họ lườm nguýt rồi quay lưng bỏ đi. Tôi cảm nhận mình không được họ hàng nhà anh chào đón nhưng vẫn xắn tay áo xuống bếp cùng mọi người nấu cỗ. Tuy nhiên, thím dâu tìm cách đuổi khéo tôi ra ngoài.

Khi chuẩn bị cử hành nghi lễ, mời tổ tiên về dùng cơm, bác ruột của chồng nằng nặc bỏ ra ngoài ngồi với lý do, không chấp nhận cho tôi ngồi trong nhà thờ họ.

Lúc này, bà bác lớn tiếng, mắng tôi là phận con cháu nhưng không biết giữ tôn ti trật tự. Các cụ chưa vào dâng hương mà tôi dám ngồi trong đó.

Già, trẻ, trai, gái nhìn tôi như vật thể lạ. Được thể, bà bác còn lôi chuyện gặp tôi lần trước ra chì chiết, hoạnh họe.

Họ hàng nhà chồng vào hùa với bà bác, chỉ trích, thi nhau “tố” cháu dâu có thái độ khinh khỉnh trong lễ cưới. Có miếng ăn cũng keo kiệt giữ lại, không cho các bác mang về.

“Mang tiếng lên Hà Nội dự đám cưới, có mấy miếng ngon phần cho người ở nhà không đi được mà chị ấy cũng giữ chằm chặp. Chắc có ý coi thường nhà quê chúng tôi tham lam, ăn uống thô tục hả?” – em họ bố chồng tôi mát mẻ nói.

Bố mẹ chồng tôi biết mọi người hiểu lầm con dâu nhưng không muốn làm to chuyện, chỉ nhắc bác bình tĩnh, có gì sẽ về bảo ban tôi sau.

Cả bữa ăn hôm đó, tôi tức nghẹn họng. Ăn uống, dọn dẹp xong xuôi, tôi đòi chồng cho về Hà Nội ngay.

Ngồi trên xe, tôi bật khóc, chỉ vì mấy chuyện nhỏ nhặt, mà họ nhà anh biến tôi thành kẻ tội đồ, căm ghét tôi đến như vậy.

Chồng tôi là con trưởng của dòng họ, lâu dài vẫn phải về quê chủ trì các nghi lễ, chẳng biết sau này tôi phải đối mặt với các bác thế nào đây?

Mẹ chồng tôi thì động viên, cứ sống tốt, quan tâm đến mọi người, chắc chắn mọi rào cản và định kiến của họ về tôi sẽ được xóa bỏ.

Tôi thấy hoang mang quá, xin độc giả cho tôi lời khuyên.

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinfilmus.com - © 2024 News