Nàng con dâu nhận được một chiếc túi “phần thưởng” từ mẹ chồng. Đến khi đến tận cửa hàng để đổi sang chiếc khác, cô vỡ òa với sự thật đằng sau.
Nàng con dâu nhận được một chiếc túi “phần thưởng” từ mẹ chồng. Đến khi đến tận cửa hàng để đổi sang chiếc khác, cô vỡ òa với sự thật đằng sau.
Nhiều mẹ chồng có câu nói cửa miệng khi đón dâu rằng: “Mẹ sẽ đối xử với con như con cái trong nhà”. Tuy nhiên thực tế cuộc sống mấy ai làm được điều đó. Nếu không thể làm tốt hơn điều ấy, họ tốt nhất đừng làm gì khiến những người phụ nữ về làm dâu phải chịu tổn thương.
Đến bao giờ các bà mẹ chồng mới hiểu được rằng, con dâu nhà mình cũng là con gái yêu, viên ngọc quý trong lòng một gia đình khác!
Cú điện thoại trong giờ làm việc từ mẹ chồng!
Tôi và chồng yêu nhau 3 năm rồi mới tính chuyện kết hôn. Vì khoảng cách nội ngoại hơi xa nên hai bên gia đình đã thống nhất làm đơn giản mọi bước, miễn sao khi về sống bên nhau cả hai hạnh phúc là được, lễ nghĩa không nhiều cũng chẳng sao. Tuy nhiên, mẹ chồng còn muốn làm đơn giản hơn thế nữa, bà đề nghị lễ ăn hỏi cũng nên được giảm bớt, khỏi cần các tráp vì di chuyển khó khăn, tốn kém, cuối cùng cũng chỉ để “chụp ảnh” cho đẹp. Hai họ cãi nhau gay gắt, cuối cùng, bà hậm hực đồng ý với phương án nhà trai mang 5 tráp lễ sang ăn hỏi.
Tôi là người kiếm tiền giỏi hơn chồng. Anh nhảy việc 3 nơi trong vòng 2 năm nên tình hình kinh tế không ổn lắm. Tôi có một căn nhà riêng bố mẹ mua cho từ lâu, cưới xong hai vợ chồng sẽ sống ở đó.
Sau khi kết hôn được 1 tháng, chồng tôi muốn mua xe hơi để tiện bề di chuyển. Anh thiếu 200 triệu đồng. Khi đó, dù đã khuyên hết lời rằng để từ từ hẵng mua vì chưa thật sự cần nhưng thấy anh túng thiếu, tôi lại rút tiền tiết kiệm riêng, mang cho anh: “Chồng cầm lấy mang trả tiền xe cho đủ”.
Mẹ chồng biết điều đó. Bà khen tôi ứng xử tốt, thông minh, phụ nữ là phải hi sinh tất cả cho chồng như vậy. Cuối cùng, bà gọi điện sang rồi bảo rằng mình quyết định mua tặng tôi một chiếc túi xách “thật xịn” coi như là quà cảm ơn con dâu.
– Con đang làm việc à?
– Vâng nhưng con nghe điện thoại được ạ?
– Ừ, mẹ đang ở cửa hàng, muốn mua tặng con một cái túi xách.
– Dạ vâng con cảm ơn mẹ ạ.
– Con thích màu gì?”…
Đây là đoạn hội thoại mẹ chồng khi gọi điện đến nói với tôi chuyện tặng túi. Tôi rất muốn hỏi mẹ mua hãng nào, dáng túi kiểu gì. Cuộc gọi ngay trong giờ làm việc của mẹ khiến tôi bị choáng. Cuối cùng tôi chọn màu xanh đậm.
Màu trà sữa à?
Không, xanh đậm ạ.
Được rồi, màu trà cũng được.
Dù mang tiếng là hỏi ý kiến tôi nhưng vẫn là mình bà quyết. Chẳng biết phát âm của tôi không chuẩn hay bà đã nghe nhầm nữa. Tối hôm đó, mẹ chồng đưa chiếc túi sang. Tôi nói cảm ơn rồi hỏi ý bà về chuyện đổi sang mẫu khác vì túi này khác phong cách so với tôi thường dùng quá. Bà đồng ý, cho tôi địa chỉ, đến đấy mà đổi.
Trước khi đi ngủ, tôi thấy chị chồng đăng lên một chiếc túi xách mới trên trang cá nhân. “Đẹp tuyệt!”, tôi nghĩ vậy ngay khi nhìn thấy. Nó là cái mà tôi thực sự thích đây này.
Sự thật bất ngờ sau chiếc túi quà tặng từ mẹ chồng!
Ngày hôm sau, tôi mang chiếc túi đến cửa hàng đó. Nó là cửa hàng lớn, đầy những chiếc túi để trong tủ kính. Vì mẹ chồng liên hệ từ trước, nhân viên bán hàng đã xuất hiện để phục vụ chu đáo.
Tôi chỉ vào chiếc túi màu xanh đậm và muốn thay đổi. Nhân viên nói rằng sẽ phải chi thêm gần 2 triệu đồng nữa bởi vì cái túi này đắt hơn túi tôi đang cầm trên tay.
Ồ, ra vậy, tôi lựa chọn sang cái khác. Tất cả chúng đều khiến tôi phải bỏ thêm vài triệu đến tận chục triệu nếu muốn đổi. Tôi bật cười quay sang hỏi quản lý ở đó: “Cái túi này rẻ nhất trong cửa hàng này à?”. Lúc đó, mặt tôi đã hơi đỏ, giọng nói run run. Tự dưng tôi cảm thấy có chút gì đó không thoải mái.
Vị quản lý không trả lời câu hỏi đó, anh ta tiết lộ sự thật khác khiến tôi buồn nhiều hơn. Hóa ra, mẹ chồng và dì chồng đi ngang qua rồi ghé vào đây khi thấy chương trình khuyến mãi mua 1 tặng 1. Nếu mua chiếc túi đắt nhất cửa hàng thì quà tặng kèm sẽ là cái túi tôi đang cầm, rẻ nhất ở đây.
Mẹ chồng ngay lập tức mua. Và bà dùng chiếc đắt đỏ để tặng con gái, còn “hàng đính kèm” bà dùng lý do tôi đưa chồng tiền nên “thưởng” cho tôi. Chuyện bà vô tình đi ngang qua chứ không chủ đích mua túi được kể lúc thanh toán tiền ở quầy thu ngân và vị quản lý đứng đó nghe thấy. Tôi đã sung sướng âm ỉ suốt đêm qua vì được mẹ chồng quan tâm, hóa ra có sự thật rất khác.
Tự dưng, tôi phát run lên, muốn rơi nước mắt. Tôi cảm ơn và không muốn đổi trả nữa, mang chiếc túi ra về với lòng nặng trĩu, buồn vô hạn. Tôi cảm thấy uất ức, những tháng ngày làm việc mười mấy tiếng, thèm hàng hiệu cũng chẳng dám mua mới tiết kiệm được ngần ấy tiền và cái kết thế này đây.
Tôi không trách móc gì chuyện túi đắt túi rẻ. Mẹ chồng thương con gái ruột hơn là bình thường. Tôi chỉ buồn vì bà bảo rằng mua túi tặng tôi nhưng không phải. Chiếc túi cho con dâu thật ra chỉ là vì mua cho con gái rồi thừa ra, chẳng ai dùng nên đến phần tôi. Nghe sao cũng thật mỉa mai!
Không bao giờ có chuyện con dâu được đối xử như con gái!
“Hãy đối xử với con dâu như con gái”, câu nói này đơn giản là vô nghĩa. Xã hội hiện đại, kinh tế phát triển, tư tưởng con người có khác biệt đến thế nào thì dường như điều ấy cũng chẳng thể xảy ra.
Những người mẹ chồng rất hay thương xót cho con gái họ phải làm dâu, lấy chồng, sống một cuộc đời xa lạ, cuộc sống khác biệt ở nhà người ta. Họ có thể kể lể nhiều giờ về việc con gái mình trân quý bao nhiêu nhưng lại quên mất, con dâu cũng là viên ngọc của nhà người khác.
Nhiều bà mẹ chồng có cách đối xử với con dâu thật sự lạnh lùng và đau lòng. Khi gả con gái, họ sẽ cố hết sức để khiến con mình được “nở mày nở mặt” nhất. Khi gả con trai, họ sẽ quay ngoắt thái độ, cho rằng nhiều cô gái thời nay thật lằng nhằng, thực dụng và chẳng biết suy nghĩ.
Chỉ mong các bà mẹ chồng hãy công bằng hơn trong cuộc sống. Nếu không thể chiều chuộng, yêu thương con dâu thì hãy đối xử với họ bằng sự tôn trọng, cảm thông nhiều hơn. Họ khi đi lấy chồng cũng nhỏ bé, bỡ ngỡ và non dại như con gái của các mẹ chồng thôi, không hơn được.
Những câu chuyện con dâu uất ức, xót xa về mẹ chồng không hiếm. Chỉ hi vọng, con dâu nào cũng gặp được mẹ chồng tốt, đối xử hiền hòa và khiến cuộc sống của họ chẳng bao giờ phải rơi nước mắt, bế tắc chỉ vì mối quan hệ khó xử ấy nữa!